Vay nóng Tima

Truyện:Phong Thần Diễn Nghĩa - Chương 025

Phong Thần Diễn Nghĩa
Trọn bộ 100 chương
Chương 025: Hồ Ly dọn tiệc mời yêu quái
0.00
(0 votes)


Chương (1-100)

Siêu sale Shopee


Khi ấy tướng trấn ải Tị Thủy là Hàng Vinh hay tin Văn vương dùng Tử Nha làm tướng, coi lo việc nước Châu, vội làm sớ về triều báo với Trụ vương.

Thừa Tướng Tỉ Can ngày kia tiếp được thơ của Hàng Vinh thất kinh nghĩ thầm:

- Tử Nha là bậc anh hùng thời nay. Bởi Thiên tử không biết dùng người nên Tử Nha mới bỏ Trụ trốn sang Châu phò Văn Vương. Văn Vương mà được Tử Nha chẳng khác rồng mây gặp hội e sau này nhà Thương mang khốn.

Nghĩ như vậy nên không dám bỏ qua liền đem tờ sớ ấy đến lầu Trích Tinh trình với vua Trụ.

Trụ Vương thấy Tỉ Can cúm núm dâng sớ, vội hỏi:

- Hoàng thúc định dâng sớ khuyên can trẫm việc gì đó?

Ti Can tâu:

- Không phải sớ của hạ thần, mà là của quan Tổng Trấn ải Tị Thủy là Hàng Vinh vừa gởi về triều.

Vua Trụ hỏi:

- Trong sớ nói việc gì?

Tỉ Can tâu:

- Cơ Xương sau khi về Tây Kỳ lại thỉnh Khương Tử Nha về làm Tướng. Tử Nha là bậc anh tài, lại phò Cơ Xương khác gì cá gặp nước, rồng gặp mây. Vả trong lúc Nam Bá Hầu đang dấy binh đánh ải Tam sơn, Ðông Bá Hầu đang dấy binh đánh Du Hồn, còn Thái Sư Văn Trọng cầm quân dẹp phương Bắc cũng chưa yên, nếu Văn Vương dấy binh Tây Châu nữa thì bốn phương thiên hạ đều ly loạn, việc nầy rất quan trọng, xin bệ hạ suy tính để có kế hoạch đối phó.

Vua Trụ ngồi trầm ngâm một lúc rồi phán:

- Thôi được, Hoàng thúc về dinh an nghỉ, để sáng mai trẫm lâm triều cùng với vãn võ bá quan bàn tính mới được.

Giữa lúc đó quan Thái giám vào tâu:

- Bắc Bá Hầu Sùng Hầu Hổ xin vào yết kiến bệ hạ, còn đợi lệnh ngoài cung môn.

Vua Trụ liên đòi Sùng Hầu Hổ lên Trích Tinh lầu hỏi:

- Khanh muốn tâu việc chi?

Sùng Hầu Hổ nói:

- Tôi vâng lệnh Bệ hạ cất Lộc đài đúng hai năm lẻ bốn tháng, nay đã hoàn thành nên phải vào tâu cho Bệ hạ rõ.

Trụ Vương mừng rỡ, khen ngợi chẳng cùng.

Sùng Hầu Hổ nói:

- Tôi quên ăn quên ngủ, đốc thúc ngày đêm, công việc nay mới hoàn thành, lòng mừng chẳng xiết.

Tru Vương phán:

- Công ơn của khanh trẫm sẽ đền đáp xứng đáng. Nay lòng Trẫm đang có việc lo, chẳng biết khanh có mưu nào giúp trẫm chăng?

Sững Hầu Hổ hỏi:

- Bệ hạ đang lo việc gì xin cho hạ thần biết.

Trụ Vương nói:

- Cơ Xương trốn về nước, lại thỉnh Tử Nha làm tướng có ý phản Thương. Hàng Vinh vừa dâng sở về triều, Tỉ Can Thừa Tướng cũng đang sốt ruột về việc ấy.

Sùng Hầu Hổ ngạo nghể cười lớn:

- Cơ Xương tuổi đã già, Khương Tử Nha tuổi đã tám mươi, hai người ấy chẳng khác như hai chiếc ve nằm ôm nhánh dương khô, còn làm gì được nữa mà sợ. Bệ hạ không cần đem binh chinh phạt, cũng không cần bàn luận đến cho hao tổn tinh thần.

Vua Trụ khen phải, bỏ qua việc Văn Vương, không luận đến nữa, và nói với Sùng Hầu Hổ:

- Nay Lộc đài đã làm xong, trẫm và Hoàng hậu sẽ ngự đến đó xem chơi cho biết, vậy hai khanh đến trước dưới đài cho trẫm.

Ðoạn truyền chỉ đem xe rồng đi đến Lộc đài.

Có bài thơ nói về Lộc đài:

Lộc đài vòi vọi thấu mây xanh

Cơ nghiệp nhà Thương sợi chỉ mành

Thuế nặng sưu cao dân khổ cực

Cầu vui, chuốc oán chúa công lành

A dua Bí trọng bày mưu độc

Tham nhũng Sùng Hầu móc túi dân

Bao quản tốn công hao của nước

Rủ ren hồ mị đến đêm thanh.

Vua Trụ và Ðắt Ký cùng lên xe Thất Hương, thị nữ đập dìu, cung nga chen chúc, xúm nhau hầu hạ đi đến Lộc đài.

Vua Trụ dắt tay Ðắt Kỷ xuống long xa, lên đài xem thử; cảnh vật chẳng khác lầu các cảnh tiên, đền đài cõi Phật. Ngà ngọc sa cừ chen sắc, bạc vàng, mã não thêu hình. Trên lầu làm nhiều thứ phi cầm, ngoài các chạm những con tẩu thú, trái châu gắn chói lòa, hột ngọc đủ màu nhấp nhánh.

Tỉ Can và Sùng Hầu Hổ cũng đi theo. Tỉ Can thấy Lộc đài rực rỡ, nghĩ đến việc hao của hại dân thì buồn bực, mặt ủ mày châu còn Sùng Hầu Hổ thì hiu hiu tự đắc công trạng của mình đã hoàn thành được Trụ Vương cho phép dự.

Trong tiệc, Trụ Vương hỏi Ðắt Kỷ:

- Ái khanh có nói hễ Lộc đài lập xong thì có thần tiên giáng hạ, nay Lộc đài hoàn thành rồi, chẳng biết trẫm có duyên phúc gặp quần tiên chăng?

Nguyên trước đây Ðắt Kỷ bày ra Lộc đài là có ý hại Tử Nha nên mới vẽ họa đồ và nói gạt vua Trụ như vậy. Nay vua Trụ nhắc đến. Ðắt Kỷ không biết làm sao, liền trả lời mập mờ rằng:

- Thần tiên ưa cảnh thanh thanh phong lưu, nếu gặp đêm rằm trăng thanh gió mát, thế nào cũng đến.

Vua Trụ nói:

- Bữa nay là mồng mười rồi, chỉ còn năm hôm nữa đến ngày rằm, nếu gặp đêm trăng sáng sủa, ái khanh gắng sức làm thế nào để trẫm thấy mặt các vị tiên.

Ðắt Kỷ không biết làm sao từ chối, phải chịu đỡ:

- Xin Bệ hạ an lòng, thần thiếp đoán chắc bệ hạ sẽ được toại nguyện.

Hôm đó, Trụ Vương ở trên đài uống rượu quá nhiều, nên say mèm, lại đắm nguyệt hoa quá sớm, đêm đến ngủ vùi không còn biết gì nữa. Ðắt Kỷ thấy vua Trụ muốn gặp thần tiên, lo lắng không sao ngủ được, nhân lúc canh ba, Ðắt Kỷ liền xuất hình hồ ly, nổi trận gió bay về mả Huỳnh Ðế.

Lũ cáo trong hang thấy Hồ ly tinh trở về, vội rước vào mừng rỡ.

Cửu đầu Trĩ kê ra mắt Hồ ly tinh, hỏi:

- Chị về đây có việc gì lạ chăng?

Hồ ly tinh nói:

- Em ơi, tuy chị được ngày ngày gần Thiên tử, đêm đêm được kề quân vương, song vẫn không quên chị em và con cháu. Nay Thiên tử lập xong Lộc đài, muốn được tận mắt trông thấy tiên nữ giáng lâm, chị nghĩ ra một kế, muốn đưa các chị em và con cháu mình đến đấy, giả làm tiên để gạt Trụ vương vui say một bửa cho thỏa tình hoài vọng của chị.

Trĩ kê đáp:

- Muốn giả làm tiên phải biến hóa tinh thông, nhưng trong động chúng ta có một số con cháu tu luyện còn non nớt, chưa thể biến hóa nổi.

Hồ ly tinh nói:

- Việc đó chị biết rồi. Ai biến hóa được thì đi, ai biến hóa chưa được phải ở nhà giữ gìn thạch động.

Trĩ kê nói:

- Tính ra động ta hiện nay có thể biến hóa độ ba mươi chín người.

Hồ ly tinh nói:

- Như thế thì tốt lắm. Cứ con trai thì biến làm tiên ông, con gái thì biến thành tiên nữ, trẻ nhỏ thì biến thành đồng tử, đúng đêm rằm đến Lộc đài dự yến thưởng thức món ngon vật lạ.

Hồ ly tinh căn dặn hết các việc rồi từ giã trở về Lộc đài thấy vua Trụ vẫn còn ngủ say, chẳng hề hay biết việc gì cả!

Rạng ngày Trụ Vương tỉnh rượu, hỏi Ðắt Kỷ:

- Ái khanh liệu đêm rằm sắp đến có thần tiên giáng hạ không?

Ðắt Kỷ tâu:

- Xin bệ hạ truyền chỉ dọn một đại yến nơi Lộc đài gồm ba mươi chín cỗ. Ðợi đêm thanh trăng tỏ, thế nào thần tiên cũng hiện xuống, bệ hạ mà thấy được thì tuổi thọ càng lâu lại thêm sức.

Trụ Vương mừng rỡ nói:

- Nếu thần tiên đến Lộc đài, khanh nhắm ai có thể hầu rượu được

Ðất Kỷ nói:

- Phải chọn một vị quan lớn trong triều tửu lượng cho cứng mới được.

Vua Trụ phán:

- Chỉ có Thừa Tướng là mạnh rượu hơn cả.

Liền truyền Ti Can đến hầu lập tức. Tỉ Can được chiếu triệu vội vào ra mắt. Trụ Vương nói:

- Ðêm rằm, lúc trăng mọc có thần tiên đến Lộc đài dự yến, phần Hoàng thúc lo việc đãi rượu thay mặt trẫm.

Tỉ Can vâng lệnh trở về dinh nghĩ không ra lẽ, than thầm:

- Nước nhà gần ly loạn, thiên tử đắm mê tửu sắc lại mơ tưởng chuyện hão huyền. Làm gì có thần tiên giáng hạ ăn tiệc nơi Lộc đài?

Tuy vậy, Tỉ Can vẫn không dám trái lệnh, chuẩn bị ứng hầu.

Ðến ngày rằm, vua Trụ truyền dọn đủ ba mươi chín cỗ trên lầu chia ra ba từng, mỗi từng mười ba ghế. Trông cho trăng mọc để được thấy mặt thần tiên.

Ðắt kỷ dắt Trụ Vương lên lầu ngồi uống rượu, và tâu:

- Nếu thần tiên hiện đến, bệ hạ chẳng nên ra, vì thần tiên ưa tự do và thanh tịnh không thích lễ nghi, bệ hạ chỉ cần trông thấy họ cũng đủ hưởng phước rồi.

Vua Tru khen:

- Ái khanh nói phải lắm.

Một trăng vừa lố dạng, ánh vàng lả lướt gieo khắp trần gian, trên Lộc đài đèn đuốc rực rỡ, yến tiệc sẵn sàng, đủ cả các món cao lương mỷ vị. Bỗng có một trận gió thổi tới vù vù làm cho ánh đèn xao động.

Có bài thơ rằng:

Yêu tinh giáng hạ gió tơi bời

Mù mịt mây che tối đất trời

Tin mị Trụ Vương ngồi mọc óc

Bằng lòng Ðắt Kỷ dựa hà hơi

Ngỡ là đẹp miệng lòng vui vẻ,

Hay nỗi mang tai phải rả rời

Vương khí gần miền yêu khi dứt

Ðể sau thiên ha biếm muôn đời.

Mấy con Hồ ly ở mả Huỳnh Ðế nhờ hơi nhật nguyệt, tụ khí càn khôn, những con nào từ một trăm năm sắp lên đều hiện được hình người hết thảy lớp hóa tiên nữ, lớp hóa tiên ông, đồng giá vũ đằng vân đến Lộc đài dự yến.

Lúc các yêu vào trong đền rồi thì mặt trăng tỏ rạng như thường. Ðắt Kỹ nói nhỏ với vua Trụ:

- Thần tiên đã giáng hạ.

Vua Trụ lòng phơi phới, ngồi trong rèm nhìn ra thấy nhiều người mặc áo rộng, kẽ màu nầy, người màu khác: xanh, trắng, vàng, đen. Người đội mão đuôi cá, kẽ đội mão đạo sĩ, người dùng giắt, ao đảnh khác nhau, Tiên đồng chừa hai vá, tiên nữ trâm cài lược giắt.

Trụ Vương sung sướng đến ngây người.

Bỗng nghe có một tiên ông nói:

- Nay nhờ Trụ Vương thết đãi, dọn Lộc đài xứng đáng bầy ngự tửu ê hề, chúng ta cầu chúc cơ đồ Trụ Vương bền vững muôn năm, Trụ Vương sống lâu muôn tuổi.

Ðắt Kỷ vội truyền chỉ:

- Quan bồi yến đâu? Mau lên đài đãi rượu.

Tỉ Can lật đật bước lên lầu, thấy người nào khí thượng cũng siêu phàm, có vẻ tiên phong đạo cốt, lấy làm lạ, vội bước đến lạy mừng.

Có một ông tiên hỏi:

- Thày là ai vậy?

Tỉ Can đáp:

- Tôi là Á Tướng Tỉ Can đến đây hầu yến.

Tiên ông nói:

- Có duyên trong tiệc, cho sống được ngàn năm.

Tỉ can nghe nói sanh nghi:

- Không lẻ thần tiên lại ăn nói như vậy?

Có tiếng Ðắt Kỷ ở sau màn truyền rằng:

- Quan bồi yến hãy rót rượu cho đủ.

Tỉ Can tuân lệnh rót đủ ba mươi chín bàn, đến bàn nào Tỉ Can cũng nghe mùi chồn nồng nực, liền nghĩ thầm:

- Thần tiên là bậc thanh khiết sao lại hôi chồn? Ðây chắc Thiên tử hết thời nên khiến yêu quái lộng hành như vậy.

Còn đang ngẫm nghĩ, đã nghe tiếng Ðắt Kỷ truyền:

- Quan bồi yến hãy dâng rượu cho khắp các chỗ.

Tỉ Can vội rót rượu đi dâng. Hễ dâng qua một bàn Tỉ Can phải uống một chén. Vì vậy khi dâng đũ các cỗ, Tỉ Can phải uống đến ba mươi chín chun. Tuy vậy Tỉ Can mạnh rượu lắm, không hề say.

Qua một lúc Ðắt Kỷ lại truyền:

- Quan bồi yến hãy dâng một tiệc rượu nữa.

Tỉ Can tuân lệnh rót rượu đi khuyên mời giáp vòng, không sót chổ nào. Bồi ngự tửu ngon lắm, Tỉ Can lại dùng chén lớn, nên các hồ ly ở động yêu chưa từng dùng, nhiều con uống say mặt đỏ gay không còn giữ mình được, yêu khí hiện ra, đuôi chồn lài ra đặm đuộc. Ánh trăng rằm sáng tõ, Tỉ Can trông thấy rất rõ ràng, lòng hằn học, nghĩ thầm:

- Mình là Thừa Tướng đương trào lại phải lạy loài yên quỉ.

Càng nghĩ Tĩ Can càng đau lòng khó chịu, nghiến răng trợn mắt làm thinh. Song mỗi lúc mùi chồn càng thêm hôi hám không thể chịu nổi nữa.

Bấy giờ, Ðắt Kỷ muốn dâng một tuần rượu nữa, nhưng sợ bạn bè và con cháu mình quá say hiện nguyên hình thì khốn, nên vội truyền lệnh Tỉ Can:

- Thôi, quan bổi yến xuống đài, để cho các tiên về động.

Tỉ Can vâng lệnh, che mặt xuống lầu, vừa tức cười, vừa tức giận. Ði khỏi lầu Phấn Cung, Tỉ Can đã thấy bọn quân hầu mình thắng sẵn yên cương dắt ngựa đến chờ.

Tỉ Can liền lên yên, khiến quân xách cặp đèn lồng đi trước, định trở về dinh an nghĩ. Nhưng vừa đi được vài dặm, xảy gặp Hoàng Phi Hổ dẫn quân đi tuần hành, đèn đuốc sáng ngời.

Hoàng Phi Hổ thấy Tỉ Can liền xuống ngựa hỏi:

- Thừa Tướng có việc gì gấp mà đi về nữa đêm?

Tỉ Can cũng xuống ngựa, giậm chân nói:

- Võ Thành Vương ơi! Nước nhà ly loạn, nên yêu quái lộng hành. Hồi hôm, tôi vâng lệnh Hoàng thượng đến hầu tiệc thần tiên, bữa tiệc ước chừng bốn mươi người, ăn mặc đủ năm sắc áo. Ai ai đều là tiên nữ, nhưng tôi xem lại quả là giống chồn hôi...

Hoàng Phi Hổ kinh ngạc, hỏi:

- Sao Thừa Tướng biết được là hồ ly?

Tỉ Can nói:

- Thần tiên gì mà uống rượu say lại ló đuôi ra dài thược, mà mùi chồn nồng nực, không thể nào chịu nổi.

Hoàng Phi Hổ ngẩn người:

- Có việc lạ lùng như thế sao?

Tỉ Can đau lòng nói:

- Bệ hạ mê muội, không phân biệt được chính tà. Yêu tinh vào triều làm lộng như vậy, chúng ta biết liệu làm sao?

Hoàng Phi Hổ nói:

- Xin Thừa Tướng trở về an nghĩ, để tôi dò xét thử sự tình ra sao ngày mai sẽ liệu định.

Tỉ Can từ giả lên ngựa về dinh. Còn Hoàng Phi Hổ lập tức đòi Hoàng Minh, Châu Kỷ, Long Hoàng, Ngô Khiêm đến dạy rằng:

- Các ngươi mỗi người đem hai mươi tên lính tuần, chia làm bốn hướng mà thám thính, xem các tiên ăn tiệc trên Lộc đài đi về đâu báo cho ta biết.

Bốn tướng vâng lệnh kéo quân ra đi, còn Hoàng Phi Hổ trở về dinh đợi tin tức.

Bấy giờ, bọn hồ ly quá chén nên say mèm, đằng vân không lên nữa, ráng bay ra khỏi Ngọ môn thì kiệt sức, sa xuống cả bầy. Chúng dắt dìu nhau đi ngã xiên ngã xỏ cho đến trống canh đã điểm năm lần, mà mới ra khỏi cửa Nam môn. Châu Kỷ trông thấy vội nom theo. Ði ước ba mươi dặm, thấy có một cái hang đá nơi mả Hiên Viên rất lớn, bao nhiêu tiên say đều chun xuống đó.

Rạng ngày, Hoàng Phi Hổ ra khách, ba tướng vào bẩm:

- Chúng tôi đi tuần hướng Bắc, Ðông và Tây, không thấy thần tiên gì hết.

Kế Châu Kỷ bước vào thưa:

- Hồi hôm tôi vâng lệnh thám thính phía Nam tính, thấy độ bốn mươi tiên say ra khỏi thành ước ba mươi dặm, đến một cái hang tại mả Huỳnh Ðế đều chun xuống hết. Ta xem thấy tường tận, xin Ðại vương dạy lẽ nào.

Hoàng Phi Hổ liền sai Châu Kỷ dẫn ba ngàn quân đem bồi khô, chà gai đến lấp hang mà đốt lại dặn rằng:

- Ngươi cớ việc đốt đến quá giờ ngọ mới dẫn quân về phục lệnh.

Châu Kỷ tuân lệnh, lãnh quân đi lập tức. Kế đó có quan vào thưa:

- Thừa tướng đến phủ xin vào ra mắt.

Hoàng Phi Hổ vội vã ra rước vào. Tỉ Can cùng Hoàng Phi Hổ chuyện trò một lúc lâu.

Hoàng Phi Hổ kể lại câu chuyện mình vừa khám phá ở mả Huỳnh Ðế cho Tỉ Can nghe.

Tỉ Can đắc ý vỗ tay cười ngất, và nói:

- Tôi nhận xét không lầm. Chúng chỉ là loại hồ ma quỉ mị, chớ đâu phải thần tiên gì. Mình làm Thừa Tướng đương triều mà phải hầu rượu cho giống yêu quái thật nhục nhã.

Hoàng Phi Hổ truyền dọn tiệc đãi đằng để cùng Tỉ Can tâm tình cho đến xế. Xảy thấy Châu Kỷ trở về bẩm:

- Tôi đốt hang ấy rồi. Bên trong bay ra mùi khét lẹt. Chắc là lũ tiên say cháy queo hết.

Hoàng Phi Hổ nói với Tỉ Can:

- Xin Thừa Tướng cùng tôi đến đó xem chơi cho biết.

Hai người dẫn bọn gia tướng đến nơi thấy ngọn lửa chưa tàn, cây cối chung quanh bị hơi nóng cháy rụi.

Hoàng Phi Hổ truyền quân tưới cho tắt lửa, rồi bỏ câu móc xuống hang mà kéo lên.

Những con hồ ly uống rượu say chết đã đành, những con vô cớ ở dưới hang cũng bị chết liên can.

Người sau có bài thơ như vầy:

Không phải là tiên khéo giả đò

Lộc đài rượu thịt đã say no

Nực nồng hơi xạ đuôi không dấu

Ngọn lửa vô tình hại chết co.

Gia tướng tuân lệnh bỏ câu móc kéo lên, thấy xác chồn chết quay bay mùi tanh ói. Còn những con nằm xa hơn, tuy chết mà không chẳng cháy da.

Tỉ Can thấy mấy con chồn lông lá rất đẹp, còn y nguyên, liền bàn với Hoàng Phi Hổ:

- Mấy con cáo này da còn đùng được, chúng ta khiến thợ lột da thật cho kỹ, may thành áo hồ cừu đặng cho vua mặc. Làm như vậy chúng ta sẽ chọc tức Ðắt Kỷ, khiến cho nó đau buồn mà chết mới mong đem lại thái bình cho nước nhà.

Hoàng Phi Hổ khen phải. Hai người cùng trở về dinh uống rượu cho đến sáng mới chịu chia tay.


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Chương (1-100)