← Ch.661 | Ch.663 → |
Trong điện Thùy Củng, sau khi Chu Hoàng Đế xử lý xong triều chính thì có người đưa mật tấu của Giám sát ti lên, Chu Hoàng Đế mở ra xem, vẻ mặt như thoáng có chút suy nghĩ. Mật tấu ghi lại những chuyện đã xảy ra và đối thoại ở phủ quận công Lũng Tây, thật không ngờ ở trong phủ đó lại ẩn giấu đường hầm nghe trộm.
- Ngô Vương, Thường Châu.
Một hồi lâu, Chu Hoàng Đế mới lẩm bẩm nói, tiện đà lại suy nghĩ một chút, dặn dò:
- Truyền Công bộ Triệu Viên Ngoại Lang!
Người nhận chỉ đi luôn, Chu Hoàng Đế đứng dậy rời khỏi điện Thùy Củng, đi bộ ra hậu uyển. Bốn người trực ban lặng lẽ đi theo ở ngoài ba thước, đi đến hậu uyển Noãn Đình thì nhìn thấy có một thiếu niên nho nhã tuấn tú mặc áo gấm vàng bước ra, đó chính là Thái Tử Đại Chu.
- Phụ hoàng!
Thái Tử Đại Chu lên trước thi lễ, thân mật hô lên một tiếng.
Chu Hoàng Đế mỉm cười gật đầu, phụ tử hai người cùng đi vào Noãn Đình. Người trực ban dừng ở bên ngoài canh gác, phụ tử ngồi ở trong Noãn Đình, Thái Tử rót mời Chu Hoàng Đế một tách trà.
- Hi Huấn! Con đến đây có chuyện gì sao?
Chu Hoàng Đế ôn hòa hỏi.
- Phụ hoàng! Nhi thần đã biết chuyện Lục Thiên Phong tiếp quản Hà Hoàng nhưng nhi thần có chút khó hiểu.
Thái Tử cung kính nói.
Chu Hoàng Đế nhấc chén trà uống một ngụm, chuyện Lục Thiên Phong tiếp quản Tây Ninh đô đốc phủ, tối hôm qua ông ta đã thông báo cho Binh bộ và Xu Mật Viện rồi. Lý do là Hà Hoàng do triều đình cấp dưỡng rất khó khăn nên quy thuộc để Lục Thiên Phong trấn giữ. Nhưng Thái Tử biết lý do rồi mà vẫn đến hỏi, tất nhiên là cảm thấy không ổn hoặc là tìm hiểu thâm ý.
- Con có chỗ nào khó hiểu?
Chu Hoàng Đế ôn hòa hỏi.
- Phụ hoàng! Nếu như Hà Hoàng để cho Thiên Phong tiếp quản, có thể tạo thành "đuôi to khó vẫy" (*) không?
Thái Tử nói thẳng.
(*) Đuôi to khó vẫy: Ý nói thuộc hạ mạnh quá thì khó điều khiển.
- Hi Huấn! Trị quốc phải căn cứ tình thế mà lựa chọn được mất. Nhìn hiện giờ mà nói thì Lục Thiên Phong vẫn không thể uy hiếp Đại Chu chúng ta được. Hơn nữa vì Hà Hoàng xảy ra chiến loạn, nhân khẩu và tài vật đều thiệt hại nghiêm trọng, ba vạn cấm quân đóng tại Hà Hoàng không được cấp dưỡng, nếu như triều đình cấp dưỡng thì sẽ có gánh nặng rất lớn.
Chu Hoàng Đế nói.
- Phụ hoàng! Nhi thần cảm thấy, cho dù cấp dưỡng khó khăn, cũng không nên để Lục Thiên Phong tiếp quản. Theo nhi thần biết, lục đệ khi ở Hội Châu đã chi viện cấp dưỡng cho Hà Hoàng rồi, chỉ cần qua đông xuân thì Hà Hoàng có thể có được nguồn tự cung tự cấp nhất định.
Thái Tử nói ra hiểu biết của mình.
Chu Hoàng Đế lắc đầu, ôn hòa nói:
- Hi Huấn! Con đã từng nghe đến câu nói "Trời cao Hoàng đế ở xa" rồi chứ?
Thái Tử ngẩn ra, gật đầu nói:
- Nhi thần cũng từng nghe nói. Ý muốn nói là pháp lệnh của triều đình đối với những vùng xa không bằng quan lại địa phương gần đó. Thật ra nhi thần nghĩ rằng, Lục Thiên Phong chính là loại quan đó.
Chu Hoàng Đế cười nhạt nói:
- Hi Huấn! Phụ hoàng nói cho con biết, nếu như khi con không tranh giành được thì con phải biết lùi về để bảo toàn lực lượng chứ không nên thiếu biến báo mà tổn thất thực lực của mình.
Thái Tử nghe xong khó hiểu, nói:
- Xin phụ hoàng dạy bảo thêm!
Chu Hoàng Đế gật đầu, nói:
- Hi Huấn! Ba vạn cấm quân đóng tại Hà Hoàng đã từng cùng Lục Thiên Phong chiến đấu ở Hội Châu. Con người Lục Thiên Phong rất giỏi làm lung lạc lòng quân, đặc biệt là sau khi ba vạn quân đóng tại Hà Hoàng, mặc dù do lục đệ của con hạ lệnh chi viện cấp dưỡng cho cấm quân Hà Hoàng, nhưng lại dùng vào tích trữ của Hội Châu. Vì vậy ba vạn cấm quân rất cảm kích với Lục Thiên Phong.
Sắc mặt Thái Tử biến đổi, nói:
- Câu "Không tranh giành được" mà phụ hoàng nói chính là lòng quân của Hà Hoàng sao ạ?
Chu Hoàng Đế gật đầu, nói:
- "Trời cao Hoàng đế ở xa", nếu như ba vạn cấm quân ở Hà Hoàng lâu sẽ ngày càng thân cận với Lục Thiên Phong. Ngoài ra nếu như Lục Thiên Phong có tâm tạo phản, ba vạn cấm quân kia không phát huy được tác dụng dẹp yên phản động, thì ngược lại sẽ bị Lục Thiên Phong dễ dàng tiêu diệt nuốt gọn.
Thái Tử hiểu gật đầu, Chu Hoàng Đế lại nói:
- Ba vạn cấm quân đóng tại Hà Hoàng, vốn là quân lực đóng tại Kinh Triệu phủ. Trẫm để bọn họ quay về Kinh Triệu phủ, lòng quân tất nhiên sẽ thân cận triều đình. Vì vậy Hà Hoàng chỉ có thể để Lục Thiên Phong tiếp quản, để Lục Thiên Phong "thu dọn" tàn cục của Hà Hoàng, chống đỡ Thổ Phiên cho Đại Chu.
Thái Tử hiểu gật đầu, Chu Hoàng Đế lại nói:
- Mặt khác trẫm rất cần ba vạn cấm quân Tây Ninh quay về đóng tại Kinh Triệu phủ. Ba vạn cấm quân Tây Ninh từng chịu ảnh hưởng của Lục Thiên Phong và lục đệ của con nên đã không còn là bản chất vốn có của cấm quân rồi.
Thái Tử ngẩn ra, nói:
- Ý của phụ hoàng là ba vạn cấm quân Tây Ninh chịu ảnh hưởng không lớn của các công thần?
Chu Hoàng Đế bình thản gật đầu, nói:
- Một đội quân lực theo một vị thống soái lâu thì sẽ thân cận với người đó, điều kiện đầu tiên là thống soái đó am hiểu việc trị quân. Ba vạn cấm quân Tây Ninh là quân lực đã chịu sự thống lĩnh của Lục Thiên Phong và lục đệ của con, nên khi phụ hoàng điều cấm quân Tây Ninh về đóng tại Kinh Triệu phủ, cũng sẽ để Hi Cẩn đến Kinh Triệu phủ nhậm chức đóng giữ, về sau sẽ thống soái quân lực ở đó lâu dài.
- Phụ hoàng muốn để Hi Cẩn đến nhậm chức đóng giữ ở Kinh Triệu phủ sao?
Thái Tử giật mình nói.
Chu Hoàng Đế gật đầu, nói:
- Hi Cẩn mặc dù tuổi còn trẻ nhưng rất có tài năng thống lĩnh quân. Để Hi Cẩn đến Kinh Triệu phủ thống soái mấy vạn quân lực là có lợi với con đó.
Thái Tử nghe xong gật đầu, Chu Hoàng Đế nhìn Thái Tử, nói:
- Hi Huấn! Lục đệ của con là người có tấm lòng nhân hậu, Hi Cẩn sẽ không đối đầu với con đâu. Hiện giờ tai hoạ ngầm của các công thần Đại Chu vô cùng lớn, con cần có người thân cận nhất để phò tá nắm giữ trọng binh.
- Nhi thần hiểu rồi, sẽ không nghi kỵ Hi Cẩn!
Thái Tử trả lời.
Chu Hoàng Đế gật đầu, lại nói:
- Phụ hoàng để Hi Cẩn đến Kinh Triệu phủ nhậm chức đóng giữ, trên thực tế cũng là muốn ổn định Lục Thiên Phong. Hi Cẩn và Lục Thiên Phong từ trước đến nay luôn hòa thuận, nếu như Tấn Quốc Công hoặc Triệu Khuông Nghĩa xuất binh đột kích Kinh Triệu phủ, Lục Thiên Phong chắc chắn sẽ không ngồi im.
Thái Tử nghe xong muốn nói gì nhưng lại thôi, Chu Hoàng Đế ôn hòa nói:
- Phụ hoàng biết con lo lắng điều gì, là sợ Lục Thiên Phong làm phản?
- Đúng là nhi thần lo lắng như vậy.
Thái Tử thừa nhận.
- Lục Thiên Phong sẽ không phải là người đầu tiên làm phản. Nếu như hắn muốn làm phản thì sẽ không đến Khai Phong phủ, nếu Lục Thiên Phong phản loạn thì hắn sẽ mất đi Hà Tây. Hiện giờ hắn cần nhất là trấn an Hà Tây.
Chu Hoàng Đế nói.
Thái Tử gật đầu, đột nhiên hỏi:
- Phụ hoàng, Triệu Khuông Nghĩa thật sự sẽ khởi binh làm phản sao?
- Trẫm sẽ điều động Triệu Khuông Nghĩa, để Triệu Khuông Nghĩa cũng đi Giang Nam. Vì vậy nếu y không muốn mất đi thế lực ở vùng Hán Thủy thì có thể sẽ khởi binh làm phản. Trẫm điều cấm quân Tây Ninh về đóng giữ Kinh Triệu phủ cũng là vì phòng nạn chưa xảy ra này.
Chu Hoàng Đế trả lời.
Thái Tử gật đầu, nhưng lại nói:
- Phụ hoàng! Chỉ e quan tướng cấm quân Tây Ninh cũng thân cận với Triệu thị.
- Nhất định sẽ có, vì vậy trẫm còn điều hai vạn quân Hội Châu đến Kinh Triệu phủ. Hai vạn quân Hội Châu là quân lực của Lục Thiên Phong, có thể giữ cân bằng khả năng tồn tại binh biến.
Chu Hoàng Đế nói.
- Nếu như phụ hoàng để cho quân lực của Lục Thiên Phong đóng giữ ở Kinh Triệu phủ, chỉ sợ cũng có mối họa.
Thái Tử lo lắng nói.
- Trước mắt, cần quân lực của Lục Thiên Phong giữ cân bằng, vì vậy phải mạnh dạn lợi dụng, nếu như quá băn khoăn suy tính thì sẽ được cái này mất cái khác, để lỡ mất cơ hội. Điều mà con nên suy nghĩ đó là giả dụ Triệu Khuông Nghĩa khởi binh, Kinh Triệu phủ còn có thể bảo vệ được không? Thay vì để Triệu Khuông Nghĩa dễ dàng đạt được chi bằng mạo hiểm mượn quân lực để giữ thành.
Chu Hoàng Đế nói.
Thái Tử gật đầu, nói:
- Nhi thần hiểu rồi!
Chu Hoàng Đế gật đầu, chợt cao giọng dặn dò một câu, có người trực ban đi lấy hộp mật tấu đến. Chu Hoàng Đế mở ra, lấy một bản tấu đưa cho Thái Tử. Thái Tử nhận lấy rồi mở ra xem, sau khi xem xong thì kinh ngạc nhìn phụ hoàng.
- Phụ hoàng! Lục Thiên Phong ở Thường Châu Giang Nam, thật sự có thế lực sao?
Thái Tử hỏi.
- Con nghĩ sao?
Chu Hoàng Đế hỏi lại.
Thái Tử lại nhìn mật tấu một chút, nói:
- Phụ hoàng! Mật tấu này là hàng thần quận công Lũng Tây nói. Theo nhi thần biết, những lời của ông ta không thể là giả. Lục Thiên Phong ở Thường Châu có thế lực, bảy phần là thật rồi.
- Trẫm chỉ tin ba phần. Trong bản mật tấu đó rõ ràng là có sự suy đoán, nhưng mấy ngày trước hàng thần ở Giang Nam mật báo rằng Lục Thiên Phong đã đầu hàng Tấn quốc, được phong làm Ngô Vương, vì vậy trẫm có thể tin một nửa. Vì Thường Châu từ xưa là đất Ngô, còn Tấn chủ có thể phong Lục Thiên Phong làm vương tôn có lẽ là vì Lục Thiên Phong có Thường Châu, hoặc là Lục Thiên Phong ở Thường Châu có được trọng binh độc lập.
Chu Hoàng Đế nói.
Thái Tử gật đầu, nói:
- Tên Lục Thiên Phong này, thật sự là không đơn giản!
- Hi Huấn! Việc này con sẽ xử trí như thế nào?
Chu Hoàng Đế hỏi.
Thái Tử suy nghĩ một chút, nói:
- Nhi thần cho rằng, nên coi như không biết, tạm thời không nên để ý đến.
Chu Hoàng Đế gật đầu, nói:
- Nếu Lục Thiên Phong có Thường Châu là thật thì hắn sẽ không giúp Đại Chu tiến lấy Giang Nam. Ngoài ra trẫm cũng không muốn thế lực của Lục Thiên Phong ở Giang Nam phục vụ cho Triệu Khuông Dẫn.
Thái Tử gật đầu, lại hỏi:
- Nếu Triệu Khuông Dẫn đột kích Thường Châu thì sao ạ?
Chu Hoàng Đế mỉm cười nói:
- Không phải con đã nói rồi sao, coi như không biết.
Thái Tử hiểu gật đầu, bởi vì Chu Hoàng Đế thẳng thắn dạy bảo, Thái Tử đã hoàn toàn nhìn nhận huynh đệ Triệu thị là họa nội bộ, còn Thái Tử cũng dấy lên lòng nghi kỵ sâu với Lục Thiên Phong. Trong tiềm thức luôn cảm thấy, Lục Thiên Phong dường như mới là mối họa lớn nhất.
*****
Chu Hoàng Đế uống ngụm trà, lại nói thêm:
- Hi Huấn! Trẫm giao Hà Hoàng cho Lục Thiên Phong tiếp quản, còn có một dụng ý nữa, con có biết đó là gì không?
Thái Tử ngẩn ra, nghĩ một lát mới nói:
- Nhi thần nghĩ không ra, xin phụ hoàng chỉ bảo!
- Hà Hoàng để cho Lục Thiên Phong tiếp quản, một là có thể phân tán quân lực của Hà Tây, làm suy yếu quân quyền của Đô hộ Hà Tây, đem một phần quân lực Hà Tây hình thành quân lực mới.
Chu Hoàng Đế nói.
Thái Tử giật mình, nói:
- Dụng ý của phụ hoàng là lo lắng Dương Côn sẽ phát triển lớn mạnh hơn.
- Không chỉ có Dương Côn, còn có Chiết Duy Trung nữa. Trên thực tế Lục Thiên Phong bổ nhiệm Dương Côn làm Đô hộ Hà Tây, Chiết Duy Trung làm Phó Đô hộ Hà Tây, mục đích là để hình thành sự khống chế. Nếu như chia quân lực Hà Tây làm ba phần đóng tại Hà Hoàng và Hội Châu thì có thể phân tán quân lực Hà Tây, hình thành quân lực thế ba chân.
Chu Hoàng Đế nói.
Thái Tử gật đầu, nói:
- Hình thành quân lực thế ba chân, vậy nếu Hà Tây muốn tạo phản thì sẽ rất khó đồng tâm hiệp lực.
Chu Hoàng Đế gật đầu, nói:
- Chức quan Đô đốc Tây Ninh và Đô hộ Hà Tây đều ngang hàng nhau, quân lực Hà Tây chia ra đóng ở Hà Hoàng thì cũng sẽ thoát khỏi sự khống chế của Dương Côn và Chiết Duy Trung.
Thái Tử suy nghĩ một chút, nói:
- Phụ hoàng! Nếu như triều đình bổ nhiệm một bộ phận chức quan của Tây Ninh đô đốc phủ, ví dụ như Phó Đô đốc, không biết có được Lục Thiên Phong chấp nhận không?
Chu Hoàng Đế lắc đầu, nói:
- Lục Thiên Phong có lẽ sẽ nhận, nhưng cũng sẽ gieo tai họa ngầm Lục Thiên Phong làm phản. Làm như vậy sẽ ép Lục Thiên Phong làm phản trước chứ không phải là ngồi yên xem chừng cầu bình an nữa.
Thái Tử gật đầu, nói:
- Ý của phụ hoàng là không muốn để Lục Thiên Phong có cảm giác bị lâm vào nguy hiểm.
Chu Hoàng Đế gật đầu, nói:
- "Ngao cò tranh nhau ngư ông đắc lợi", Lục Thiên Phong không làm phản thì có thể kiềm chế những thế lực khác, hình thành thế cân bằng.
Thái Tử gật đầu, Chu Hoàng Đế uống ngụm trà, lại bình thản nói:
- Để Lục Thiên Phong tiếp quản Hà Hoàng, còn có một dụng ý nữa là có thể nhanh chóng khôi phục lại dân sinh ở Hà Hoàng. Hà Hoàng xa xôi, rất khó dời dân đến đó, nhưng lượng lớn nhân khẩu mà Lục Thiên Phong đã đoạt đi từ Hà Hoàng có thể đổ trở về Hà Hoàng.
- Phụ hoàng! Nếu Hà Hoàng khôi phục dân sinh, đối với Lục Thiên Phong mà nói, chẳng phải là càng thêm mạnh mẽ sao ạ?
Thái Tử lo lắng nói.
Chu Hoàng Đế nhìn Thái Tử, nói:
- Đạo trị quốc, con không nên chỉ mong đợi đối thủ suy yếu mà còn phải để mình trở nên hùng mạnh hơn. Triều đình cường thế, địa phương tất nhiên sẽ có thể thần phục. Đất Hà Hoàng dù sao cũng là quan viên triều đình đến nhậm chức, nếu như Hà Hoàng ngày càng phát triển thì chính là triều đình đang cấp dưỡng cho quân lực Hà Hoàng rồi. Hà Hoàng sản xuất dư thừa cũng có thể quy thuộc cho triều đình sử dụng, ngoài ra đối với triều đình mà nói, nhân khẩu Hà Tây đổ ngược về Hà Hoàng sinh sống là một chuyện tốt.
- Chỉ e Lục Thiên Phong chưa chắc đã để người đổ về đó!
Thái Tử hoài nghi nói.
- Nhất định sẽ có người về đó. Nếu như Lục Thiên Phong đã tiếp quản Hà Hoàng thì hắn sẽ không để nơi đấy trở nên hoang vu.
Chu Hoàng Đế bình thản nói, lời nói mang tính chất khẳng định.
Thái Tử không nói gì, Chu Hoàng Đế nhìn con trai một cái, trong lòng khẽ thở dài. Ông ta cảm thấy tâm thái của Thái Tử khuyết thiếu sự tự tin tranh đấu với Lục Thiên Phong. Lục Thiên Phong tuổi trẻ khiến Thái Tử có sự so sánh về thành tựu đồng lứa, ngoài ra Lục Thiên Phong cũng "mạnh dạn" thống trị Hà Tây, thấy rõ được Lục Thiên Phong là mối họa còn hơn cả Triệu Khuông Dẫn. Nhưng Chu Hoàng Đế cũng hiểu được, Lục Thiên Phong là cầm đao nhưng vẫn chưa ra tay, còn Triệu Khuông Dẫn và một số quân thần đã cầm đao đâm vào "tim" của Đại Chu rồi.
- Phụ hoàng! Nếu Lục Thiên Phong có được thế lực ở Thường Châu, vậy sau này hắn có hô ứng đông tây tạo phản không?
Thái Tử lại hỏi.
- Hô ứng đông tây tạo phản? Thế là thế nào?
Chu Hoàng Đế bình thản nói.
- Nhi thần nghĩ, nếu như Lục Thiên Phong tạo phản, hắn có thể dùng quân lực Thường Châu vượt qua Đại Giang, đột kích Thông Châu, Dương Châu, từ đó đoạt lấy vùng Giang Hoài, hình thành thế hô ứng đông tây với quân lực Hà Tây.
Thái Tử nói.
- Có khả năng đó, nhưng nếu như tự Lục Thiên Phong tạo phản, hắn chưa chắc sẽ dùng đến quân lực Thường Châu. Nếu như quân lực Thường Châu vượt sông đột kích Giang Hoài, một là lâm vào thế cô độc, hai là Thường Châu sẽ trở nên trống rỗng. Vì vậy nếu như Lục Thiên Phong tạo phản, hắn sẽ tiến quân ở Tây Bộ, tiến quân ở đó có thể tiến lùi tự do. Một khi thất thế là có thể lui về Hà Tây, trừ phi Lục Thiên Phong đã binh lâm Khai Phong phủ thì hắn mới có thể từ Thường Châu đột kích Giang Hoài, bởi vì Giang Hoài lúc đó chắc chắn sẽ trống rỗng.
Chu Hoàng Đế ôn hòa chỉ giáo cho suy nghĩ chiến lược của Thái Tử.
Thái Tử nghe xong gật đầu, nói:
- Nhi thần đã suy nghĩ nông cạn rồi!
- Con có hiểu biết về quân sự như vậy là chuyện tốt, sau này đọc thêm một ít quân sử nữa là có thể bày mưu nghĩ kế rồi. Sở dĩ Lục Thiên Phong thiện chiến là do hắn tích lũy lâu ngày mới có được tài năng quân sự đó.
Chu Hoàng Đế khẳng định khích lệ Thái Tử.
Thái Tử gật đầu, nói:
- Nhi thần sẽ cố gắng chăm chỉ hơn nữa.
Chu Hoàng Đế gật đầu, nói:
- Ngày mai con hãy đến tham dự chính sự của Chính Sự đường, phải nghe nhiều nói ít!
- Vâng! Nhi thần nhớ rồi!
Thái Tử cung kính đáp lại, trong lòng cũng sung sướng vô cùng. Thời gian gần đây rõ ràng là phụ hoàng rất hay chỉ bảo cho y nhiều điều, nhiều vấn đề về trị quốc và tình hình triều đình đều dạy bảo phân tích cho, nhưng trước đây thì phụ hoàng chỉ dạy bảo "mơ hồ", luôn để Tào Vương cùng nghe triều chính. Điều này chứng tỏ phụ hoàng đã vứt bỏ khả năng chọn Tào Vương là người kế vị rồi.
Phụ tử họ lại chuyển sang thảo luận chính trị. Trong lúc nói chuyện, người trực ban bẩm báo ở bên ngoài nói, Công Bộ Viên Ngoại Lang Triệu Tử Hàm tới gặp, Chu Hoàng Đế dặn dò cho ông ta vào.
Rất nhanh đã có một quan viên với gương mặt nho nhã, râu xồm, tuổi chừng hơn bốn mươi bước vào. Ông ta bước vào Noãn Đình liền quỳ trên mặt đất, cung kính nói:
- Thần Triệu Tử Hàm khấu kiến bệ hạ, Hoàng thượng vạn tuế.
- Triệu khanh miễn lễ! Người đâu, dọn chỗ!
Chu Hoàng Đế nói.
- Tạ ơn bệ hạ!
Sau khi Triệu Tử Hàm cung kính đáp lại thì ngồi xuống, có người trực ban vào, đặt ghế vào sau Triệu Tử Hàm, sau đó đi ra ba bước, đứng canh giữ trong Noãn Đình.
- Trẫm truyền Triệu khanh là muốn nói chuyện và tìm hiểu về tình hình của Giang Nam một chút.
Chu Hoàng Đế bình thản nói.
Triệu Tử Hàm ngồi ở trên ghế, thi lễ cung kính nói:
- Xin bệ hạ cứ hỏi, thần biết sẽ nhất định nói.
- Trẫm nghe nói, khanh và Lục Thiên Phong có chút quan hệ?
Chu Hoàng Đế hỏi.
Triệu Tử Hàm sắc mặt biến đổi, cung kính nói:
- Bệ hạ! Thần và Lục đại tướng quân không có quan hệ gì cả, nếu có quan hệ chỉ là tộc huynh của thần ở huyện Thạch Đại, tộc huynh của thần khi còn tại thế từng là Huyện thừa Thạch Đại.
- Vậy khanh có hiểu gì về Lục Thiên Phong không?
Chu Hoàng Đế hỏi.
- Thần chỉ biết đại khái thôi ạ.
Triệu Tử Hàm cung kính nói.
- Ừm! Vậy khanh thấy Lục Thiên Phong là người như nào?
Chu Hoàng Đế hỏi.
- Khởi bẩm bệ hạ! Cách nhìn của thần về Lục Thiên Phong chỉ có thể căn cứ những chuyện thần biết để nói thôi ạ.
Triệu Tử Hàm cung kính nói nhưng để lại đường lui cho mình.
- Khanh cứ nói!
Chu Hoàng Đế nói.
- Cách nghĩ của thần là Lục Thiên Phong là người rất giữ tín nghĩa. Lục Thiên Phong từ huyện Thạch Đại đến Giang Ninh, một trong những nguyên do là áp giải lễ phẩm của tộc huynh cho thần. Đó là một hộp châu báu giá trị mấy vạn bạc, nhưng lúc đó châu báu lại do một tì thiếp giấu đi, không ngờ giữa đường gặp cướp và tì thiếp đã bị giết. Sau khi Lục Thiên Phong phát hiện châu báu thì đã đưa châu báu đến phủ cho thần, chỉ là lúc đó thần không gặp mặt Lục Thiên Phong, sau đó cũng không nghĩ gì thêm nữa.
Triệu Tử Hàm nói.
Chu Hoàng Đế gật đầu, Triệu Tử Hàm nhìn thấy, tiếp tục nói:
- Nhưng Lục Thiên Phong cũng là kẻ cả gan làm loạn, hơn nữa cũng tham nữ sắc. Sau khi Lục Thiên Phong trở thành Phò mã ở Giang Ninh, thần vì tự cảm thấy nợ hắn nên sai người thầm đưa hai nô tì đến chuộc tội với hắn. Thật không ngờ hắn lại được đằng chân lân đằng đầu, mở miệng muốn tất cả tì nữ đến từ huyện Thạch Đại. Lúc đó thần rất tức giận, vốn không muốn quan tâm đến nhưng phu nhân của thần khuyên không nên tính toán với hắn. Lúc đó phu nhân của thần làm chủ tặng cho hắn sáu nô tì.
Chu Hoàng Đế nghe xong nhau mày, Triệu Tử Hàm tiếp tục nói:
- Sau đó Lục Thiên Phong dẫn quân đến Mao Sơn tiêu diệt thổ phỉ, cũng cả gan làm loạn tịch thu tài sản nhà quan lớn, lại lâm trận chém Huyện Úy Cú Dung, sau đó đến Thường Châu tham chiến, cũng cả gan đoạt binh huyện Tấn Lăng Thường Châu, cướp đoạt lương thực giết rất nhiều người Tiêu thị Thường Châu, và còn khiến Thứ sử Thường Châu tức chết.
Chu Hoàng Đế gật đầu, hỏi:
- Nghe nói Lục Thiên Phong ở Thường Châu áp dụng quan áp ngân khế, khanh có rõ việc này không?
- Thần có biết đến quan áp ngân khế đó, đó là cách thức biến đổi từ vườn đất Thường Châu thành thưởng công, phát cho Việt quốc, vườn đất đó lại nằm trong tay Lục Thiên Phong. Vì vậy hàng binh của Việt quốc chỉ có thể dựa dẫm vào Lục Thiên Phong.
Triệu Tử Hàm trả lời.
- Nói như vậy, Lục Thiên Phong từng rất có thế lực ở Thường Châu.
Chu Hoàng Đế bình thản nói.
- Đúng là từng rất có thế lực, vì vậy quận công Thanh Hà mới muốn đoạt lấy thế lực của Lục Thiên Phong ở Thường Châu. Trương thị ở Thường Châu lại xúi giục Trung Phủ dũng của Lục Thiên Phong, tiếp đó tập kích ba vạn quân Kinh Khẩu ở Thường Châu, sau đó chiếm cả Thường Châu.
Triệu Tử Hàm cung kính trả lời.
Chu Hoàng Đế gật đầu, nói:
- Trẫm hơi mệt, hôm khác sẽ nói chuyện tiếp với khanh!
- Vâng! Thần xin cáo lui!
Triệu Tử Hàm đứng dậy cung kính từ lễ.
Người trực ban lên trước chuyển ghế ra, cùng đi ra ngoài với Triệu Viên Ngoại Lang.
← Ch. 661 | Ch. 663 → |